Print

So sánh incoterm 2010 và incoterm 2000

Written by Super User on . Posted in Kiến thức về xuất nhập khẩu

 

inco1Kể từ khi được Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC) giới thiệu vào năm 1936, Incoterms đã thiết lập nên một tập hợp các qui tắc cộng đồng thương mại toàn cầu có thể sử dụng cho việc diễn giải các điều kiện trong hợp đồng vận chuyển.

Luôn luôn được xem xét trên khía cạnh nhiệm vụ của bên bán trong việc giao hàng, Incoterms tập trung vào trách nhiệm đối với rủi ro về thất lạc hay hư hại đối với hàng hóa bán ra, việc phân định chi phí vận chuyển và những chi phí liên quan đến hải quan giữa bên bán và bên mua, và nghĩa vụ thực hiện các hoạt động theo chức năng nhất định liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.

Trong suốt 72 năm qua, ICC đã không ngừng nỗ lực trong việc cập nhật Incoterms nhằm theo kịp với những tiến triển của thực tiễn thương mại quốc tế. Hai ví dụ điển hình của việc cập nhật này là việc sửa đổi việc áp dụng đối với hàng hóa trong container vận chuyển theo đường biển và chiết khấu trong thương mại điện tử. Khi Incoterms được cập nhật mới vào năm 2010, chúng ta có thể chắc chắn rằng mối quan tâm hàng đầu sẽ là khả năng điều chỉnh đối với Incoterms trước những thách thức về an ninh chuỗi cung ứng.

Trên phương diện đó, điểm mấu chốt mà ICC cần phải phân tích chính là việc xác định các yếu tố đặc thù về an ninh trong nghĩa vụ giao hàng của bên bán và về việc những cam kết về trách nhiệm đối với những hoạt động đó có thể động viên như thế nào cho những nỗ lực về an ninh hàng hóa trên khắp thế giới. Vì Incoterms vốn đã đề cập đến những chức năng trong đó bao gồm việc đóng gói hàng hóa và hợp đồng vận chuyển, ICC hoàn toàn có cơ hội mở rộng phạm vi của Incoterms sao cho bao gồm luôn việc xem xét đến các vấn đề về an ninh. Và tất nhiên là điều quan trọng là phải tiếp tục đưa ra các qui tắc nhằm đảm bảo các ưu tiên hàng đầu về an ninh và vừa duy trì được vị thế của Incoterms là một tập hợp những tiêu chuẩn để cho tất cả các quốc gia áp dụng.

Một tin tốt lành cho ICC là Incoterms vốn đã bao hàm những điều khoản có thể được áp dụng cho vấn đề an ninh hàng hóa. Ví dụ như trong Incoterms 2000 có một phần “Giấy phép, việc cấp phép và các thủ tục”. Chính ngay tại phần này bên mua sẽ thấy nghĩa vụ nhập khẩu của mình có nghĩa là “…tự mình chịu những rủi ro và chi phí để đạt được bất kỳ giấy phép nhập khẩu hay sự cấp phép chính thức nào khác và tiến hành thích hợp các thủ tục hải quan cho việc nhập khẩu hàng hóa”. Ngược lại, một phần tổng quát gọi là “Các nghĩa vụ khác” qui định một phần trách nhiệm của bên bán như sau “…hỗ trợ bên mua trong việc thu thập bất kỳ tài liệu hay các tin nhắn điện tử tương đương nào được ban hành hay phát đi từ nước chở hàng và/hoặc từ nơi xuất xứ mà bên mua có thể yêu cầu cho việc nhập khẩu những hàng hóa đó.”

Trong khi những phần trích dẫn trên và những phần khác trong Incoterms 2000 thực sự thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc phân định trách nhiệm trong vấn đề an ninh hàng hóa chuyên chở, cũng cần phải lưu ý đến những nét khác biệt nhất định về mặt ý nghĩa trong ấn bản 2010. Rõ ràng là ấn bản cập nhật phải bao gồm việc diễn giải chi tiết nhằm chỉ rõ sự khác biệt giữa “các thủ tục hải quan” với “các chức năng liên quan đến an ninh”. Vì chính phủ nhiều nước có sự phân biệt về luật giữa hai hoạt động này, nên điều quan trọng là ICC trước hết cần phải biết rằng chúng là các chức năng riêng biệt, và Incoterms 2010 phải bao hàm các trách nhiệm của bên bán/bên mua về cả vấn đề hải quan lẫn an ninh. Bên cạnh đó, một việc cũng rất quan trọng đối với ICC là phải chỉ ra sự khác biệt giữa thuật ngữ “buyer” (bên mua) mà mình sử dụng với cái mà nhiều cơ quan Hải quan gọi là “importer of record” (nhà nhập khẩu). Một điểm có vẻ như về ngữ nghĩa này lại trở nên đặc biệt quan trọng trong các giao dịch mà ở đó bên mua và nhà nhập khẩu không phải là một.

Tiến hành phân tích Incoterms 2000 cho ta những ví dụ khác về việc nội dung hiện tại có thể được sửa đổi theo một cách như thế nào để có thể giúp chúng ta đặt trách nhiệm an ninh chuỗi cung ứng lên vai những người điều hành. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý rằng có một số bước ban đầu các công ty cần tiến hành nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực của ICC. Điều đầu tiên là các công ty phải bắt đầu tham khảo Incoterm trong tất cả các hợp đồng quốc tế của mình. Ngày nay có quá nhiều hợp đồng được thực thi (đặc biệt là tại Mỹ) mà không hề đề cập đến Incoterms. Bên cạnh đó, các công ty nên thêm vào trong hợp đồng một phần nêu rõ bên bán sẽ phải nỗ lực đáp ứng mọi yêu cầu hợp lý của bên mua về việc cung cấp các thông tin hay tài liệu cần thiết cho việc tuân thủ các luật lệ về an ninh của nước nhập khẩu. Loại điều khoản phụ này rất phù hợp với tình hình thế giới hiện tại và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho phần diễn giải hy vọng sẽ được tìm thấy trong Incoterms bản sửa đổi 2010.

Một khi các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng nhằm làm cho luật pháp của các quốc gia có chủ quyền trở nên tương thích với nhau hơn và buộc các bên kinh doanh phải chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình bất kể họ ở đâu hay họ đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, an ninh hàng hóa trên phạm vi toàn thế giới sẽ được đảm bảo. Mặc dù đó là công việc của mọi người nhưng Phòng Thương Mại Quốc Tế có cơ hội nâng cao sự hiểu biết của chúng ta đối với các qui tắc về cam kết an ninh. Hãy cùng hi vọng là họ sẽ thực hiện được điều đó.

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN QUỐC TẾ KUNNA

Địa chỉ: Tòa nhà LP, số 508 Lê Thành Tông, Ngô Quyền, Hải Phòng

Điện thoại: 0225  3750 486

Fax: 0225 3750 487

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ZALO: 0947525660

VTEM Banners
VTEM Banners
VTEM Banners