Print

Phần mềm Ecus Phiên bản 4

Written by Super User on . Posted in Thủ tục hải quan điện từ

 

customs2Có 3 thay đổi quan trọng nhất trên phiên bản 4 mà doanh nghiệp nên tìm hiều
trước khi khai báo Hải quan theo thông tư 196/2012/TT-BTC:
1) Hệ thống tiệp nhận Hải quan tự động trả về ngay số tờ khai và luồng tờ khai.
2) Áp dụng tiêu chí Mã biểu thuế trên dòng hàng của tờ khai.
3) Có thêm “Luồng xanh có điều kiện” khi nhận kết quả khai báo.

I. Giới thiệu.
Thực hiện thông tư 196/2012/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 87/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Theo đó quy trình thông quan điện tử phiên bản 4 có nhiều thay đổi tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu. Việc thay đổi trong quy trình xử lý dữ liệu tờ khai điện tử mới phía cơ quan Hải quan đã tự động hóa hoàn toàn bằng máy ở các khâu như: kiểm tra điều kiện đăng ký, cấp số tờ khai và phân luồng tờ khai, kiểm tra phân luồng tờ khai, kiểm tra nộp thuế và kiểm tra giấy phép do đó đã rút ngắn được rất nhiều thời gian làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.
Để tham gia thủ tục Hải quan điện tử theo quy trình mới này doanh nghiệp cần có phần mềm khai Hải quan điện tử ECUS phiên bản 4 do công ty Thái Sơn cung cấp.Dưới đây là nhưng hướng dẫn những thay đổi quan trọng mà doanh nghiệp nên tìm hiều trước khi khai Hải quan theo phiên bản 4.
II. Một số điểm nổi bật trên phần mềm ECUS phiên bản 4
1. Quy trình xử lý và tiếp nhận tờ khai hoàn toàn tự động:
• Đây là thay đổi quan trọng trên hệ thống thông quan điện tử phiên bản 4
• Doanh nghiệp và người khai Hải quan được phép thực hiện khai báo 24/7
• Việc tiếp nhận, xử lý tờ khai Hải quan điện tử được tự động thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử và trả về phản hồi kết quả cho doanh nghiệp ngay mà không cần sự can thiệp của cán bộ nghiệp vụ:
• Doanh nghiệp sẽ nhận được ngay khi khai tờ khai các kết quả sau
 Số tiếp nhận
 Số tờ khai
 Kết quả phân luồng tờ khai.
 Thông báo chấp nhận thông quan (đối với luồng xanh không điều kiện).

2. Bổ sung mã biểu thuế vào thông tin dòng hàng:
Ngoài thay đổi về quy trình xử lý dữ liệu điện tử Hải quan, nội dung về Mã biểu thuế là một nội dung quan trọng trên chương trình ECUS phiên bản 4. Những thông tin chi tiết dưới đây sẽ giúp cho Doanh nghiệp hiểu rõ về Mã biểu thuế và cách thức áp dụng Mã biểu thuế trong khai báo Hải quan điện tử phiên bản 4.

2.1 Mã biểu thuế là gì?
• Mã biểu thuế là tiêu chí mới được bổ sung trên dòng hàng của tờ khai do cơ quan Hải quan ban hành, được sử dụng để làm quy chuẩn đặt mã đại diện cho các biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành.
• Ví dụ với mặt hàng Máy tính xách tay có Mã HS 84713020 xuất xứ từ Hàn Quốc được áp theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – Hàn Quốc có mức thuế suất là 5% (tương ứng với mã biểu thuế B06), nhưng cũng với mặt hàng này nếu có xuất xứ từ Asian sẽ được áp theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Việt Nam – Asian với mức thuế suất 0% (tương ứng với mã biểu thuế B04). Như vậy, Mã biểu thuế sẽ thể hiện chi tiết mức thuế suất áp dụng cho từng mã HS phù hợp với biểu thuế xuất nhập khẩu do cơ quan Nhà nước quy định.
• Danh mục Mã biểu thuế tham khảo:
Mã biểu thuế Tên biểu thuế
Từ B01 đến B16 Biểu thuế Nhập khẩu
Từ B21 đến B24 Biểu thuế VAT
Từ B31 đến B33 Biểu thuế Xuất khẩu
B41 Biểu thuế TTĐB
B51 Biểu thuế Môi trường
B61 Biểu thuế dành cho loại hình gia công, chế xuất với thuế suất 0%
B99 Biểu thuế khác
(Doanh nghiệp có thể tham khảo danh mục mã biểu thuế chi tiết bằng cách chọn link
“danh mục mã biểu thuế” trên tờ khai)
2.2 Tại sao phải sử dụng Mã biểu thuế khi khai báo Hải quan điện tử phiên bản 4?
• Trước đây trong quy trình khai báo tờ khai, Doanh nghiệp phải khai báo thông tin về Mã HS sau đó tự tra cứu và nhập vào mức thuế suất đi kèm phù hợp với quy cách phẩm chất của hàng hóa để cán bộ Hải quan kiểm tra, đối chiếu và phản hồi .
• Hiện nay khi áp dụng Hải quan điện tử phiên bản 4, quy trình xử lý dữ liệu của Hải quan đã hoàn toàn tự động ở các khâu như tiếp nhận và xử lý mà không có sự can thiệp của cán bộ nghiệp vụ. Doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn Mã biểu thuế đã quy định sẵn mức thuế suất ưu đãi theo các biểu thuế phù hợp làm cơ sở để hệ thống Hải quan điện tử xử lý tự động.
• Mã biểu thuế là tiêu chí bắt buộc trên dòng hàng phải khai báo khi thực hiện thủ tục Hải quan điện tử trên phiên bản 4.

2.3 Cách thức cập nhật và sử dụng Mã biểu thuế trên ECUS4?
• Chương trình ECUS phiên bản 4 đã được chuẩn hóa và tích hợp đầy đủ nội dung của Mã biểu thuế. Cho phép Doanh nghiệp thực hiện cập nhật và khai báo trên chương trình một cách tự động và nhanh chóng.
• Sau khi nâng cấp thành công lên chương trình ECUS4, Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo giới thiệu chi tiết về nội dung của Mã biểu thuế và hướng dẫn thực hiện cập nhật danh mục Biểu thuế mới nhất đi kèm.
• Doanh nghiệp phải thực hiện cập nhật biểu thuế mới nhất cho danh mục mã HS của mình bằng các chức năng tự động trên ECUS.
(Khi chưa cập nhật được Biểu thuế mới nhất thì trong mục chọn mã biểu thuế trên dòng hàng
sẽ chỉ thể hiện mã biểu thuế và tên biểu thuế mà chưa có sẵn thuế suất tương ứng,
doanh nghiệp phải tự tra cứu thuế suất từ các nguồn khác để nhập vào chương trình)

(Khi đã cập nhật nhật được Biểu thuế mới nhất thì trong mục chọn mã biểu thuế trên dòng hàng sẽ có thuế suất tương ứng như hình ảnh sau)

• Cách thức cập nhật Biểu thuế mới nhất trên phần mềm ECUS (gồm 2 cách):
 Cách thứ nhất: Doanh nghiệp sử dụng chức năng ‘Danh mục mã biểu thuế’ trên chương trình. Doanh nghiệp chỉ cần nhập vào Mã HS cần cập nhật rồi thực hiện Lấy biểu thuế theo Mã HS, chương trình sẽ tự động cập nhật danh mục Biểu thuế cho Mã HS đó. Thuận tiện hơn, bạn có thể tiến hành cập nhật danh mục Biểu thuế cho các Mã HS thường dùng trên chương trình bằng nút chức năng ‘Lấy mã biểu thuế HS thường dùng của doanh nghiệp’ (Mã HS thường dùng là danh sách mã HS đã dược sử dụng trên dòng hàng của các tờ khai trước đó mà doanh nghiệp đã khai báo)

 Cách thứ 2: Trường hợp Doanh nghiệp chưa thực hiện cập nhật danh mục Biểu thuế cho mã HS, khi nhập mã HS đó trên dòng hàng của tờ khai chương trình sẽ tự động kiểm tra mã HS đó đã có danh mục Biểu thuế hay chưa. Nếu chưa có, chương trình sẽ có thông báo cho Doanh nghiệp cập nhật danh mục Biểu thuế về máy hay. Nếu đồng ý chương trình sẽ tiến hành cập nhật danh mục Biểu thuế phù hợp với mã HS về máy cho Doanh nghiệp như hình ảnh sau:

• Cách thức sử dụng Mã biểu thuế: Trên danh sách dòng hàng của tờ khai, sau khi nhập vào mã HS, Doanh nghiệp chỉ cần tùy chọn Mã biểu thuế với mức thuế suất phù hợp với Biểu thuế và quy cách hàng hóa của Doanh nghiệp. Sau đó tiến hành khai báo tờ khai đến cơ quan Hải quan và làm thủ tục thông quan một cách dễ dàng và chính xác.

3. Bổ sung và điều chỉnh một số tiêu chí của Tờ khai và chứng từ:
• From tờ khai: Bổ sung thêm tab ‘Thông tin về thuế’ gồm các nội dung: Ân hạn thuế, đảm bảo thuế.
• Thông tin hàng hóa: Bổ sung tiêu chí: Tình trạng hàng hóa, Mã biểu thuế, Hàng đồng bộ, Thuế suất thuế môi trường.
• Chứng từ vận đơn: Bổ sung thêm thêm tiêu chí tùy chọn Loại vận đơn (Đường không, Đường biển, Loại khác), bổ sung thêm Loại Container (Cont 45, Cont khác) và Tính chất cont (Cont thường, Cont lạnh, Cont khác)
• Chứng từ C/O: Bổ sung thêm tiêu chí: Hàm lượng xuất xứ trên CO.
• Chứng từ giấy phép: Bổ sung tiêu chí tùy chọn Loại giấy phép.
• Chứng từ đơn chuyển cửa khẩu: Bổ sung tiêu chí tùy chọn Loại phương tiện vận tải.
• Chứng từ kèm theo: Bổ sung thêm 3 chứng từ mới: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, Giấy thông báo kết quả kiểm tra chất lượng và Chứng thư giám định.
4. Hướng dẫn phân luồng tờ khai:
Thực hiện theo thông tư 196/2012/TT-BTC, việc phân luồng tờ khai có một số thay đổi như sau :
• Luồng xanh: Được chia làm 2 loại, bao gồm:
 Luồng xanh không điều kiện: Đối với luồng này doanh nghiệp sẽ nhận được quyết định thông quan và hướng dẫn thủ tục hải quan từ cơ quan hải quan mà không cần kiểm tra hồ sơ hoặc chứng từ nào khác.
 Luồng xanh có điều kiện: có 2 trường hợp
- Trường hợp thứ nhất, Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hướng dẫn thủ tục Hải quan trả về cần phải nộp kiểm tra chứng từ cụ thể nào đó. Ví dụ: Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc chứng từ chứng minh hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành, ...
- Trường hợp thứ 2, Doanh nghiệp không phải nộp thêm chứng từ nào khác mà chỉ kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ về thuế. Trường hợp lô hàng phải hộp thuế ngay thì doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế ngay cho lô hàng khai báo để nhận được quyết định chấp nhận thông quan.
• Luồng vàng: Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa
• Luồng đỏ: Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hóa để kiểm tra trước khi cho phép thông quan hàng hóa