Print

Thủ tục nhập lại hàng hóa khi người mua từ chối nhận hàng

Written by Super User on . Posted in Loại hình Tạm Nhập - Tái Xuất, Tạm Xuất - Tái Nhập, Chuyển khẩu

 

custom11Cty chúng tôi có xuất một lô hàng đi mỹ. khi hàng tới nơi thì khách hàng tự ý bỏ hàng. do chi phí phát sinh quá lớn nên cty chúng tôi đã yêu cầu hãng tàu xếp hàng về việt nam. vậy xin quý chi cục cho hỏi cty chúng tôi phải mở tờ khai nhập theo loại hình nào để nhận hàng lại. và chúng tôi co phải chịu thuế VAT và thuế NK hay không? rất mong nhận được sự phản hồi của qui chi cục sơm nhất. xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào

 

- Căn cứ vào Điều 51 của Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài Chính (có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2011) hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quy định chi tiết Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại:

1. Các hình thức tái nhập hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

d) Xuất cho đối tác nước ngoài khác.

2. Nơi làm thủ tục nhập khẩu trở lại:

a) Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó. Trường hợp hàng trả lại về Việt Nam qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu;

b) Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện tại một trong những Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó.

3. Hàng hoá sau khi tái chế được làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan nơi đã làm thủ tục tái nhập hàng hoá đó. Trường hợp Chi cục Hải quan làm thủ tục tái nhập và tái xuất hàng hoá là Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (không phải là Chi cục Hải quan cửa khẩu) thì hàng hoá được thực hiện theo thủ tục đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

4. Thủ tục nhập khẩu hàng trả lại

a) Hồ sơ hải quan gồm:

a.1) Văn bản đề nghị tái nhập hàng hoá, nêu rõ hàng hoá thuộc tờ khai xuất khẩu nào, đã được cơ quan hải quan xét hoàn thuế, không thu thuế và đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với cơ quan thuế chưa? (ghi rõ số quyết định hoàn thuế, không thu thuế) đồng thời nêu rõ lý do tái nhập (để tái chế hoặc để tiêu thụ nội địa hoặc để tiêu huỷ; hàng nhập khẩu để tái chế phải ghi rõ địa điểm tái chế, thời gian tái chế, cách thức tái chế, những hao hụt sau khi tái chế): nộp 01 bản chính;

a.2) Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu, bản kê chi tiết hàng hoá, vận đơn: như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại;

a.3) Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu trước đây: nộp 01 bản sao;

a.4) Văn bản của bên nước ngoài (bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) thông báo hàng bị trả lại: nộp 01 bản chính hoặc bản sao.

b) Cơ quan hải quan áp dụng thủ tục hải quan như đối với hàng hoá nhập khẩu thương mại (trừ giấy phép nhập khẩu, giấp phép quản lý chuyên ngành, kê khai tính thuế…). Hàng hóa tái nhập phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá phải đối chiếu hàng hoá nhập khẩu với mẫu lưu nguyên liệu (nếu sản phẩm xuất khẩu thuộc loại hình gia công, SXXK và có lấy mẫu nguyên liệu; nguyên liệu không bị biến đổi trong quá trình sản xuất sản phẩm) và hàng hoá được mô tả trên tờ khai xuất khẩu để xác định phù hợp giữa hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam với hàng hoá đã xuất khẩu trước đây; lấy mẫu hàng hóa tái nhập hoặc chụp hình (đối với lô hàng tạm nhập không thể lấy mẫu được) để đối chiếu khi tái xuất.

c) Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; quá thời hạn đăng ký mà chưa tái xuất thì phải nộp thuế theo quy địnhDo đó, công ty có thể đăng ký tờ khai theo loại hình tái nhập và thực hiện đúng theo quy định trên.

- Lưu ý: Theo quy dẫn trên thì hồ sơ nhập khẩu bao gồm: "Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại". Tuy nhiên, trong trường hợp này Công ty chủ động đưa hàng trở lại Việt Nam, nên không có văn bản thông báo trả lại của bên nước ngoài. Do vậy, trong văn bản đề nghị làm thủ tục nhập khẩu hàng trở lại, Công ty phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lý do đưa hàng trở lại Việt Nam.

- Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính có quy định: “Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

a) Điều kiện để được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu:

a.1) Hàng hoá được thực nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa ba trăm sáu mươi lăm ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu;

a.2) Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài;

a.3) Hàng hoá nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó.

Trường hợp hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam, nếu hồ sơ thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau nhưng không đáp ứng được điều kiện quy định tại điểm a.1, a.3 Khoản này thì cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra trước, hoàn thuế xuất khẩu và không thu thuế nhập khẩu sau theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 127 Thông tư này.”

Căn cứ vào hướng dẫn tại Công văn 4793/TCHQ-KTTT ngày 21/08/2007 của Tổng Cục Hải quan thì hàng đã xuất khẩu nhưng vì một lý do nào đó phải tái nhập trở lại Việt Nam thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT. Và số thuế GTGT doanh nghiệp đã nộp sẽ được kê khai khấu trừ tiền thuế GTGT phải nộp hàng tháng tại Cơ quan thuế nội địa.

Do đó, đối với hàng hóa xuất khẩu nay phải tái nhập về Việt Nam và nếu thỏa các điều kiện theo quy định trên thì không phải nộp thuế nhập khẩu, nhưng phải nộp thuế GTGT đối với sản phẩm tái nhập. Thời hạn ân hạn thuế thực hiện theo Điều 18 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/01/2011.