Print

Hàn Quốc – nguồn cung hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam

Written by Super User on . Posted in Tin tức xuất nhập khẩu

 

 

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Hàn Quốc chiếm 13,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, so với năm trước, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 18,4%, cao gấp 2,6 lần tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu.

 



9 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường này trên 15 tỉ USD, tăng 35,42% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 15,7% tổng kim ngạch.

 

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, điện thoại các loại và linh kiện, vải các loại, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép các loại...trong đó có 4 mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD, đó là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện với 3,8 tỷ USD, tăng 68,325 so với 9 tháng 2012 – đây cũng là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất; đứng thứ hai là máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng 58,65%, đạt kim ngạch trên 2 tỷ USD, điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,6 tỷ USD, tăng 94,55% và vải các loại trên 1,2 tỷ USD, tăng 19,20% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm, tuy kim ngạch nhập khẩu trong 9 tháng chỉ là 10,1 triệu USD, nhưng đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh so với những mặt hàng khác, tăng 164,92% so với 9 tháng năm 2012.

 

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Hàn quốc 9 tháng 2013

 

ĐVT: USD

 

 

KNNK 10T/2013

KNNK 10T/2012

Tốc độ +/- (%)

Tổng KN

15.135.496.145

11.176.565.522

35,42

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

3.875.333.884

2.302.324.255

68,32

máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác

2.011.646.356

1.267.959.134

58,65

điện thoại các loại và linh kiện

1.695.831.734

871.690.280

94,55

vải các loại

1.226.605.149

1.028.990.362

19,20

chất dẻo nguyên liệu

865.525.328

671.281.503

28,94

sắt thép các loại

841.663.154

993.953.497

-15,32

sản phẩm từ sắt thép

530.952.833

251.966.450

110,72

nguyên phụ liệu dệt may da giày

516.125.082

426.726.457

20,95

kim loại thường khác

434.579.220

345.474.800

25,79

sản phẩm từ chất dẻo

379.234.382

211.659.830

79,17

xăng dầu các loại

309.944.874

781.005.417

-60,31

hóa chất

239.933.243

205.314.686

16,86

sản phẩm hóa chất

215.992.318

191.930.300

12,54

linh kiện, phụ tùng ô tô

198.812.802

187.234.928

6,18

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

171.184.910

 

 

xơ, sợi dệt các loại

146.371.679

142.349.325

2,83

ô tô nguyên chiếc các loại

122.530.647

108.311.963

13,13

dược phẩm

117.146.093

128.074.931

-8,53

cao su

108.806.703

141.326.049

-23,01

dây điện và dây cáp điện

99.074.539

51.015.660

94,20

giấy các loại

94.062.135

78.136.859

20,38

sản phẩm khác từ dầu mỏ

66.460.122

53.524.641

24,17

sản phẩm từ kim loại thường khác

57.599.020

29.892.657

92,69

sản phẩm từ cao su

51.011.787

30.858.804

65,31

phương tiện vận tải khác và phụ tùng

48.912.104

58.035.509

-15,72

phân bón các loại

36.628.475

15.818.776

131,55

sản phẩm từ giấy

35.837.614

30.579.022

17,20

hàng điện gia dụng và linh kiện

23.483.405

11.743.894

99,96

hàng thủy sản

21.979.901

31.252.489

-29,67

thức ăn gia súc và nguyên liệu

20.595.389

18.716.793

10,04

thuốc trừ sâu và nguyên liệu

18.572.808

19.768.355

-6,05

đá quý kim loại và sp

16.028.671

17.559.986

-8,72

gỗ và sản phẩm gỗ

10.157.802

3.834.264

164,92

sữa và sản phẩm sữa

7.924.938

7.906.198

0,24

bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

5.408.453

3.141.715

72,15

quặng và khoáng sản khác

4.471.344

 

 

khí đốt hóa lỏng

3.666.709

1.730.809

111,85

dầu mỡ động thực vật

3.485.372

3.618.039

-3,67

nguyên phụ liệu dược phẩm

3.407.487

3.639.056

-6,36

hàng rau quả

2.491.875

3.618.039

-31,13

bông các loại

1.950.284

1.843.995

5,76

phế liệu sắt thép

492.810

2.100.643

-76,54

nguyên phụ liệu thuốc lá

187.725

 

 

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

 

Trong quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Việt Nam ở vị thế nhập siêu lớn: năm 2012 lên đến 10,1 tỷ USD, đứng thứ hai sau CHND Trung Hoa, bằng 183,6% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. 9 tháng đầu năm 2013, Việt Nam nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc 10,3 tỷ USD.

 

Vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam lớn, nằm trong 3 nước thuộc tốp đầu. Hàn Quốc hiện là nhà tài trợ lớn vốn hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. Giá cả sản phẩm của Hàn Quốc không cao, trình độ kỹ thuật - công nghệ phù hợp. Hàn Quốc cũng là nơi có nhiều lao động Việt Nam làm việc theo hợp đồng xuất khẩu với Việt Nam. Theo Cục đầu tư nước ngoài, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2013, thị trường Hàn Quốc với 3.480 dự án, với mức tổng vốn đầu tư đăng ký là 28.875,31 triệu USD, vốn điều lệ là 7.529,89 triệu USD – Đây cũng là một nguyên nhân vì sao Việt Nam nhập siêu từ thị trường này. 

Theo Bộ Công Thương