Print

Thủ tục nhập khẩu hàng Xúc xích Đức

Written by Super User on . Posted in Loại hình kinh doanh mậu dịch

 

xuc xichCty tôi muốn nhập khẩu xúc xích từ Đức, cty tôi phải chuẩn bị những thủ tục và giấy tờ gì để được nhập khẩu? 2. Ví dụ tôi đi Đức về, tôi có được phép xách theo 50kg xúc xích hay ko?

 

Ngoài các giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục hải quan được thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, khi nhập khẩu xúc xích, công ty cần lưu ý việc đăng ký kiểm dịch đối với sản phẩm dùng làm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu như sau:

- Căn cứ Công văn số: 898 /TY-KD  ngày 03/06/2009 của Cục Thú y Về việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam có quy định: “1. Thủ tục đăng ký kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

a) Chủ hàng có nhu cầu nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản đăng ký kiểm dịch với Cục Thú y theo hướng dẫn tại Công văn số: 615/TY-KD  ngày 20/4/2009 của Cục Thú y về thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh động vật, sản phẩm động vật.

b) Riêng đối với nhập khẩu động vật thủy sản, chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu theo Mẫu 1 (phụ lục kèm theo).

2. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu:

a) Cơ quan kiểm dịch động vật tổ chức thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sử dụng làm thực phẩm và không dùng làm thực phẩm: Theo quy định tại Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y (sau đây gọi là Nghị định số 119); Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây gọi là Quyết định số 15); Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN  ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Thông tư số 11).

b) Riêng đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm: Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký thêm với các đơn vị trực thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để thực hiện việc lấy mẫu kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.”

- Căn cứ điều 1 Thông tư số: 25/2010/TT-BNNPTNT  ngày 08/04/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu có quy định:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm; sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm; trách nhiệm và quyền hạn của các bên có liên quan.”

Thông tư trên hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu bao gồm các sản phẩm động vật trên cạn và sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm. Do đó tất cả các hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu đều phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ áp dụng riêng cho các sản phẩm từ động vật tươi sống.

- Căn cứ điểm 1 công văn 5328/TCHQ-GSQL ngày 13/09/2010 của Tổng Cục Hải quan hướng dẫn thông quan hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu: “1. Khi làm thủ tục hải quan cho động vật, sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu (bao gồm động vật trên cạn và động vật dưới nước), cơ quan Hải quan căn cứ vào một trong các giấy tờ quy định tại Điều 1 và Điều 2 Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/09/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 10/09/2010 để làm thủ tục và thông quan hàng hóa (không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp Giấy đăng ký kiểm dịch và kiềm tra vệ sinh an toàn thực phẩm), các giấy tờ gồm:

- Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm;

- Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm động vật nhập khẩu dùng làm thực phẩm;

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu không dùng làm thực phẩm;

- Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, sản phẩm thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm;”