Print

Thủ tục hải quan nhập khẩu hoa phong lan tươi cắt cành: Dendrobium Hybrids

Written by Super User on . Posted in Loại hình kinh doanh mậu dịch

 

phong lanCông ty chúng tôi về thủ tục nhập khẩu hoa phong lan tươi cắt cành: Dendrobium Hybrids, xuất xứ: Thái Lan. Xin tư vấn cho chúng tôi về chính sách nhập khẩu, hồ sơ hải quan để nhập khẩu mặt hàng trên? mặt hàng này có phải xin giấy phép của CITES theo quy định trong TT Số: 59/2010/TT-BNNPTNT không? thuế suất như thế nào?

 

Ngoài các giấy tờ của một lô hàng nhập khẩu thông thường được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính, công ty cần lưu ý một số điều sau đây khi nhập khẩu hoa và cây cảnh:

- Căn cứ Bảng mã số HS của Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thục vật ban hành kèm theo Quyết định 72/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BNN ngày 23/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, theo đó, mặt hàng “hoa tươi” thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu.

- Căn cứ điểm 9 mục I Danh Mục Giống Cây Trồng Được Nhập Khẩu Ban hành kèm theo Quyết định số: 58/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 23 tháng 05 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thì chỉ có các loại sau mới được phép nhập khẩu: “Các giống hoa, cây cảnh:

a. Giống hoa: Anh thảo, Bất tử, Hoa bướm, Cẩm chướng, Hoa chuông, Cối xay, Cứt lợn, Cúc các loại, Dâm bụt, Đồng tiền, Hoa hồng, Hoa đăng (lồng đèn), Huyền sâm, Lay ơn, Mộc lan, Loa kèn, Mười giờ, Mai địa thảo, Màn tang, Mào gà, Mõm chó, Móng rồng, Móng tay, Mõn sói, Ngàn sao, sao nhái, Hoa nhái, Oải hương, Pháo hoa, Păng - xê, Phong lữ, Phụng tiên, các loại phong lan không nằm trong danh mục quản lý theo Nghị định 18 HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng và các danh mục quản lý của CITES, Quỳnh hương, Hoa sao tím, sa lem, sen, Sen cạn, Dạ yên thảo, Mẫu đơn, Đuôi diều, Đỗ quyên, Sống đời, Nguyệt quế, Uất kim hương, Hoa dừa, Hoa giấy, Kiết tường, Huệ tây (Lilium), tiền hồng, Thu hải đường, Thục quỳ (Mãn đình hồng), Ti-gôn, Hoa trang, Trinh nữ, Trúc đào, Thược dược, Hoa tuy-lip, Violet, Xác pháo (xô đỏ), Xu-xi, Hoa gạo, Hoa môn, Thiên điểu, Thuỷ tiên, Trà các loại, Mẫu đơn, Ngọc Lan, Hoa mai, Vạn thọ.

b. Cây cảnh: Trúc tháp, Bím đuôi sam, Trầu bà, Phất dụ, Trâm sơ ri, Si, Cau Sam-panh, Cau tam giác, Cau đuôi chồn, Cau con suốt, Cau đuôi cá, Du, Hàm tiếu, Hồng hóa, Lộc hóa, Đỗ quyên cảnh, Cây mộc, Phát tài, Phát lộc, Thiên tuế, Dừa Hawai, Dừa bình rượu, Dừa Hoa thịnh đối, Dừa đạt vương, Kè các loại, trà là Trung đông, Cọ lá bạc, Hoàng nam.”

Đối với các loại giống cây trồng ngoài Danh mục trên, khi nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc các trường hợp đặc biệt khác phải được Cục Trồng trọt (đối với giống cây nông nghiệp) và Cục Lâm nghiệp (đối với giống cây lâm nghiệp) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, sản xuất thử, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ công nhận giống mới, sau đó bổ sung vào Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.

- Căn cứ Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp ban hành kèm theo Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng hoa phong lan tươi cắt cành không thuộc danh mục nói trên. Do đó, công ty không phải xin giấy phép CITES.

- Căn cứ vào Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

- Căn cứ vào Chú giải của Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hóa năm 2007 của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới (HS 2007).

- Căn cứ vào Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành theo Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011, thì mặt hàng:

+ Hoa tươi Phong lan (đã cắt cành) có thể tham khảo mã HS 0603130000, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường là 20%, thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%.

Lưu ý, căn cứ để áp mã số thuế là căn cứ vào hàng hóa thực tế nhập khẩu của Công ty tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở doanh nghiệp cung cấp tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Trung tâm phân tích phân loại của Hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan nơi công ty làm thủ tục và kết quả của Trung tâm phân tích phân loại xác định là cơ sở pháp lý và chính xác để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu đó.